Street Fighter là series game đối kháng đình đám được rất nhiều game thủ yêu thích trên toàn thế giới. Tuy vậy, càng về sau, số lượng người chơi của Street Fighter càng giảm mạnh gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lụi tàn của một trong những tựa game đối kháng xuất sắc nhất thời đại.
Street Fighter – Làn gió mới từ châu Á
Trong bối cảnh các tựa game đối kháng của các Studio phương tây liên tiếp gặt hái thành công, Street Fighter tựa như một làn gió mới khi mang đến lối chơi độc đáo với nguồn cảm hứng từ Nhật Bản – một đế chế game tại châu Á. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Street Fighter:
Tên game |
Street Fighter |
Nhà phát triển |
Capcom |
Nhà phát hành |
Capcom |
Năm phát hành |
1994 |
Nền tảng |
PC, Console |
Thể loại |
Đối kháng |
Street Fighter và những cơ chế nổi bật
Ngay từ khi ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1994, đến nay. Street Fighter đã tạo dựng một vị trí vững chắc trong lòng những người say mê các tựa game đối kháng nhờ cơ chế và lối chơi độc đáo.
Các cơ chế cơ bản trong Street Fighter
Tất nhiên, với công thức thành công của các tựa game đối kháng, Capcom sẽ không dại gì thay đổi những giá trị cốt lõi mà Street Fighter mang lại. Vẫn là cách thức đối đầu 1 vs 1 đầy thử thách, vẫn là thanh máu cùng bộ combo chiêu thức phức tạp, Street Fighter tất nhiên vẫn giữ được những nét riêng như từ thuở sơ khai.
Tuy vậy, điều khiến tựa game này có phần nhỉnh hơn so với những sản phẩm game đối kháng khác như Tekken hay Mortal Kombat chính là sự cách tân, thay đổi. Thay vì bắt người chơi mới – những người lần đầu làm quen game đối kháng học hỏi những combo phức tạp, Capcom đã đưa ra một cách thức tiếp cận đơn giản hơn.
Giờ đây, những combo có độ khó từ trung bình đến dễ đều có thể được đơn giản hoá thông qua cơ chế Alternative control – cơ chế cho phép người chơi “tay bé” dễ dàng tiếp cận game. Bên cạnh đó, để thực hiện những combo độ khó cao, bạn vẫn sẽ phải luyện tập thật nhiều.
Điều này mang lại cho Street Fighter khả năng tiếp cận số đông người chơi bên cạnh tính thách thức mà một tựa game đối kháng cần có.
Hệ thống nhân vật trong Street Fighter
Tương tự như những King of Fighters, Tekken hay MK,… Street Fighter đã phát triển cốt truyện riêng của mình với nhiều tuyến nhân vật khác nhau. Mỗi nhân vật sở hữu một bộ kỹ năng riêng bắt buộc người chơi phải làm quen và luyện tập để thành thạo.
Hệ thống giải đấu trong Street Fighter
Với một sản phẩm đầy tiềm năng như Street Fighter cùng bề dày lịch sử, rõ ràng, Capcom hoàn toàn có thể biến nó thành một sản phẩm Esport được đông đảo công chúng đón nhận. Mặc dù vậy, có thể thấy, sự phát triển của cộng đồng người chơi tựa game này đã dậm chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi.
Những giải đấu quy mô nhỏ, những cuộc thi không chính thống rõ ràng là không đủ để nâng tâm Street Fighter trở thành một tựa game Esport phổ biến. Trên nhiều khía cạnh, Capcom có lẽ đang lãng phí một trong những sản phẩm tiềm năng bậc nhất của mình để đưa vào khai thác như một tựa game Esport.
Đánh giá chung về Street Fighter
Trên phương diện một game thủ, như đã đề cập, Street Fighter là một tựa game rất đáng chơi. Dù bạn là newbie hay người đã trải nghiệm game từ những phiên bản đầu, Street Fighter luôn có cách để mang lại những trận đấu kịch tính, nghẹt thở.
Tuy vậy, Capcom rõ ràng đang quá bỏ bê hệ thống giải đấu của mình khi trong những năm trở lại đây, Pro Tour là giải đấu duy nhất được đông đảo cộng đồng chú ý đến nhờ mức tiền thưởng khổng lồ. Các tổ chức Esport đình đám từ đó cũng không còn quá mặn mà với Street Fighter.
Street Fighter là một tựa game đối kháng chất lượng sẵn sàng làm thoả mãn bất kỳ người chơi khó tính nào. Tuy vậy, ở khía cạnh Esport, rõ ràng Capcom còn rất nhiều điều phải làm để đưa tựa game của mình ra ánh sáng. Đừng quên theo dõi Thư Viện eSport để cập nhật những tin tức mới nhất về tựa game.