DOTA 2 là tựa game được phát triển dựa trên bản Mod huyền thoại – DOTA của Warcraft phát hành trong những năm đầu thập niên 2000. Đến nay, trò chơi này vẫn giữ vững sức hút riêng của mình với hệ thống giải đấu chuyên nghiệp cùng sự hấp dẫn không thể bàn cãi.
Thông tin chung về game DOTA 2
DOTA 2 là tựa game đến từ nhà Valve – một trò chơi lấy nền tảng từ bản mod DOTA trong Warcraft. Chính nhờ đó, trò chơi cũng dần phát triển, trở thành một trong những game Esport phát triển bậc nhất với sự quan tâm của đông đảo người chơi trong cộng đồng.
Tên game |
DOTA 2 |
Nhà phát triển |
Valve |
Nhà phát hành |
Valve |
Năm phát hành |
2013 |
Nền tảng |
PC |
Thể loại |
Moba |

Hướng dẫn chơi game Esport DOTA 2 chi tiết
Có thể nói, DOTA và bản thân DOTA 2 chính là những kẻ đầu tiên trong lịch sử làng game định hình lại cách thức hoạt động và phát triển của một tựa game Moba trong khía cạnh Esport. Điều này cũng giúp tựa game thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức Esport chuyên nghiệp.
Các cơ chế cơ bản trong DOTA 2
Về cơ bản, DOTA chính là nền tảng cốt lõi của dòng game Moba hiện đại. Ngay từ khi còn là một bản mod trong tựa game Warcraft, trò chơi này đã định hình một map đấu với 10 người, chia thành 2 team, thi đấu trên một địa hình gồm có 3 đường và phần rừng riêng của mỗi đội. Do đó, nếu so với những tựa game Moba khác, cơ chế thi đấu trong DOTA 2 không có quá nhiều khác biệt.
Bản đồ trong DOTA 2
Nếu bạn đã từng chơi các tựa game Moba 5v5 khác, việc map đấu được cân đối giữa đường trên, đường dưới và đường giữa vốn đã quá quen thuộc thì trong DOTA 2, mọi chuyện sẽ khác biệt đôi chút.
Cụ thể, sẽ có 2 phe Dire và Radiant trong game và ngoại trừ đường giữa, 2 đường còn lại sẽ được gọi là Safe lane và và Off Lane. Với team Dire, Safe Lane sẽ nằm ở trên, Off lane nằm ở dưới và ngược lại nếu bạn ở team Radiant. Trong đó:
- Safe lane: Đường ngắn hơn, an toàn hơn để farm và thường dành cho các carry
- Off lane: Đường dài hơn, khó farm hơn và dành cho nhiều vai trò khác nhau

Cơ chế Farm
Trong DOTA 2, việc kiếm vàng để nâng cấp trang bị cũng khá khác biệt so với những tựa game Moba khác. Bên cạnh việc last hit các mục tiêu lính để tăng kinh nghiệm và có vàng, giờ đây, người chơi sẽ phải chú ý “deny” những con lính bên mình để giảm thiểu số vàng và kinh nghiệm mà đối phương nhận được. Điều này khiến cho việc laning trong trò chơi khó hơn rất nhiều so với những tựa game moba khác,
Hệ thống tướng trong DOTA 2
Khác với các vai trò tướng được chia trong những tựa game Moba thông thường, tướng trong DOTA2 sẽ được chia thành các hệ:
- Agility: thường là tướng Carry
- Strength: thường là tướng tank
- Intelligent: thường là các tướng phép
- Hỗn hợp: các tướng đa dụng
Các tướng này sẽ phù hợp với những vai trò khác nhau trong từng trận đấu. Hiện tại, tựa game có hơn 120 tướng.
Cơ chế trang bị
Về cơ bản, hệ thống trang bị trong trò chơi không có nhiều khác biệt so với các tựa game Moba khác, khi game thủ sẽ phải lên những trang bị thành phần trước khi hợp thành một món hoàn chỉnh.
Ngoài ra, để mua trang bị, bạn sẽ phải đi bộ về điểm hồi sinh hoặc nhờ các thú (Courier) đem ra cho mình nếu đang giao tranh hoặc laning. Số lượng trang bị kích hoạt trong DOTA 2 cũng được cho là nhiều hơn đáng kể so với những tựa game Moba thông thường.
Ngoài ra, khác với LMHT hay các trò chơi cùng loại khác, trang bị trong DOTA 2 sẽ cộng thẳng vào điểm hệ của tướng (Ví dụ Strength/ Intelligent/…) thay vì cộng sức mạnh công kích, sức mạnh phép thuật, giáp,…
Chiến lược chơi DOTA 2 hiệu quả
DOTA là một tựa game MOBA với lối chơi đậm tính chiến thuật và khó làm quen hơn rất nhiều so với LOL. Dưới đây là một số chiến lược chơi DOTA 2 hiệu quả:
- Quản lý lane và kiểm soát creep: DOTA 2 không phải chỉ là last hit và đánh nhau, mà là cuộc chiến kiểm soát tài nguyên. Nếu bạn biết cách điều chỉnh vị trí creep, bạn sẽ giành lợi thế lớn trong giai đoạn đầu trận.
- Cắm mắt và kiểm soát bản đồ: Bản đồ là yếu tố sống còn trong DOTA 2. Nếu bạn kiểm soát tầm nhìn tốt, bạn sẽ biết đối thủ đang làm gì, tránh bị gank và tổ chức gank hiệu quả.
- Lựa chọn thời điểm giao tranh và đẩy đường: Nhiều người thua trận chỉ vì giao tranh không đúng lúc hoặc đẩy lẻ quá lâu mà không hỗ trợ team. Bạn cần biết khi nào nên đánh nhau và khi nào nên né giao tranh để tạo lợi thế.
Đánh giá từ game thủ Esports về DOTA 2
DOTA 2 so với LOL là một tựa game không quá nổi bật tại thị trường Việt Nam. Dưới đây là một số đánh giá từ cộng đồng game thủ về trò chơi nhà Valve:
Đánh giá 1: DOTA 2 là game MOBA có chiều sâu chiến thuật và độ khó cao nhất
Là một game thủ chuyên nghiệp, tôi đã dành hàng ngàn giờ để luyện tập và thi đấu trong DOTA 2. So với các tựa game MOBA khác, DOTA 2 có chiều sâu chiến thuật không giới hạn, nơi mỗi trận đấu đều là một bài toán mới cần giải quyết.
Đánh giá 2: Một tựa game tuyệt vời nhưng có thể cực kỳ khắc nghiệt với người chơi mới
Tôi là một người chơi Support/Offlane chuyên grind rank ở mức cao, và tôi có thể nói rằng DOTA 2 không dành cho người thiếu kiên nhẫn. Game yêu cầu người chơi phải thích nghi nhanh, đọc map tốt và hiểu cách kiểm soát trận đấu, đặc biệt khi chơi các vị trí hỗ trợ.
Đánh giá 3: DOTA 2 là game MOBA duy nhất có thể khiến bạn yêu lẫn ghét cùng lúc!
DOTA 2 là một trong những game gây nghiện nhất mà tôi từng chơi. Cảm giác thắng một trận đấu căng thẳng 60 phút sướng hơn bất cứ game nào, nhưng khi thua vì một đồng đội AFK hoặc feed thì cũng đủ làm bạn tức đến phát điên.
Đánh giá chung về DOTA 2
Trong vai trò của một tựa game Esport, DOTA 2 rõ ràng đang làm rất tốt. Dù không phổ biến ở Việt Nam, nhưng trên thực tế, đây lại là trò chơi phổ biến toàn cầu với mức độ có thể sánh ngang, thậm chí là hơn cả LMHT.
Hệ thống giải đấu của DOTA 2 cũng cực kỳ nổi bật với rất nhiều những giải đấu khu vực và thế giới mà tâm điểm sẽ là The International (TI) – giải vô địch thế giới DOTA 2. Đây cũng là giải đấu Esport có mức tiền thưởng lớn nhất thế giới, thu hút rất nhiều tổ chức Esport hàng đầu.

Có thể nói, DOTA 2 là một sản phẩm thành công của Valve dù xét trên góc độ giải trí hay là một tựa game Esport.
Theo dõi Thư Viện eSport để cập nhật tựa game esport khác